Cây tầm vông là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách trồng cây

Đăng ngày 02/02/2024 lúc: 21:12553 lượt xem

Cây tầm vông là cây gì? Đặc điểm hình thái cây tầm vông? Công dụng, ứng dụng cây tầm vông là gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây như thế nào? Tất cả sẽ được Tầm Vông Tố Lan bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây nhé.

Cây tầm vông là gì?

Cây tre tầm vông là giống cây thuộc họ nhà tre, được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây trúc thái, cây xiêm la. Cây được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Á. Điểm nổi bật là cây tầm vông đó là cây có độ bền và độ dẻo cực kỳ cao.

Giới thiệu về cây tầm vông
Giới thiệu về cây tầm vông

Xem thêm: Cây luồng là gì?

Đặc điểm hình thái cây tầm vông là gì?

Để hiểu thêm về đặc điểm hình thái cây tầm vông mời bạn hãy theo dõi tiếp bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé.

Thân tầm vồng

Cây tầm vông khi trưởng thành sẽ đạt chiều cao từ 6 đến 14 m. Đặc biệt, thân tầm vông không có gai và có ít cành hơn những giống tre thông thường. Đường kính của thân tre sẽ từ 2 đến 7cm. Thân tre rất thẳng và không bị tình trạng cong vênh.

Đốt tầm vông 

Tuỳ vào độ màu mỡ của vùng đất trồng cây tầm vông mà sẽ có các kích thước đốt khác nhau. Kích thước đốt tầm vông phần thân rất lớn và nhỏ dần khi lên đến phần ngọn. Đối với phần gốc, đốt tầm vông rất ngắn khoảng 7-12cm, nơi đất tốt kích thước đốt có thể đạt tới 20 đến 40 cm ở phần thân cây tâm vông cây.

Đặc điểm hình thái cây tầm vông
Đặc điểm hình thái cây tầm vông

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các giống cây thuộc họ nhà tre có thể tham khảo thêm tại Tầm Vông Tố Lan, đơn chị chuyên mua cây lồ ô, cây tre gai, cây tre luồng,…

Măng tầm vông

Măng non của cây tâm vông có kích thước khá nhỏ nhưng ruột đặc, có màu trắng ngà, giòn ngọt kèm đắng nhẹ. Nó được chế biến thành nhiều món ăn như xào, kho,… mỗi món sẽ có một hương vị riêng nhưng đều rất ngon.

Măng được mọi người tận dụng làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày chứ không bán ra thị trường. Măng chỉ mọc vào một mùa trong năm thường rất hiếm và đây cũng là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân miền Nam.

Lá tầm vông

cây tầm vông gồm có 2 loại: lá mo quanh đốt cây tre tầm vông và lá trên cành cây

Lá mo: Bất cứ loài tre nào cũng có lá mo quanh thân cây và cây tầm vông cũng vậy. Lá mo tầm vông bám chặt vào thân cây và không sẽ bị rụng. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng tre tầm vông. Lá mo hình thành theo măng non. Mo cây tre tầm vông phần gốc sẽ ngắn hơn phần thân nhiều và mo có màu nâu và lông mịn. Phần lông mo rất ngứa nên hạn chế đụng trực tiếp vào.

Lá tầm vông: Một cành tầm vông sẽ có khoảng 6 đến 10 lá. Lá tầm vông gồm có 3 bộ phận chính đó là bẹ, cuống và phiến lá. Bẹ lá tầm vông ôm chặt lấy cành cây và xếp chồng lên nhau. Phiến lá tầm vông nhỏ dài, trên lá sẽ có một đường gân chính và nhiều gân nhỏ xung quanh, chạy dọc song song theo chiều phiến lá và tụ lại với nhau ở chóp lá. Mép lá cây tầm vông có nhiều gai và có thể làm xước tay bạn.

Đặc điểm sinh thái học cây tre tầm vông

Chiều cao: Cây tầm vông có thể đạt chiều cao tối đa trên 9 – 10m ở điều kiện trồng và chăm sóc tốt

Đặc điểm sinh thái học cây tre tầm vông
Đặc điểm sinh thái học cây tre tầm vông

Xem thêm: Tìm hiểu về cây tre gai cùng với giá bán

Đường kính gốc tre tầm vông: Có thể đạt từ 65 – 70mm tại đường kính gốc. Thông thường đường kích gốc của cây từ 55 – 65mm

Độ dày cơm: Là giống cây tương đối dày cơm, ruột rỗng nhỏ. Tỷ lệ cơm trên thân cây có thể chiếm tới 90% tiết diện thân cây.

Độ dẻo: Cây tre tầm vông có đặc tính dẻo dai, có thể uốn thẳng hoặc bẻ cong để sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc nhà uốn cong hay sử dụng để chế tạo bàn ghế tre,…

Độ cứng cáp: Cây có cơm dày, ít rỗng ruột nên rất cứng cáp nên được sử dụng nhiều trong xây dựng và sản xuất đồ dùng bằng tre tầm vông

Độ tuổi khai thác trung bình: Thông thường Cây tre tầm vông phải đạt ít nhất 4 – 5 năm sẽ cho tiến hành khai thác, trừ một số cây cắt tỉa thì tuổi thọ từ 2 – 3 năm.

Quý khách muốn mua bán cây tầm vông giá rẻ hoặc mong muốn nhận bảng giá cây tầm vông hãy liên hệ ngay Tầm Vông Tố Lan qua hotline: 0969.215.134 để được tư vấn chi tiết, nhận bảng giá miễn phí nhé.

Cây tre tầm vông được trồng nhiều ở đâu?

Cây tre tầm vông chỉ được trồng nhiều tại các nước Đông Nam Á điển hình là Việt Nam. Tại Việt Nam cây tầm vông sẽ được trồng nhiều ở khu vực đồi núi như Bình Phước, An Giang, Kiên Giang.

Bởi đặc tính chịu hạn tốt nên cây tre tầm vông vẫn có thể phát triển tốt ở điều kiện nắng nóng mưa ít. 

Cây tre tầm vông trồng nhiều ở đâu
Cây tre tầm vông trồng nhiều ở đâu

Công dụng, ứng dụng của cây tre tầm vông

Bởi điểm đặc biệt của cây tâm vông mà bao đời nay cây tầm vông vẫn luôn được nhân giống phát triển. Đây là một trong những giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bởi cây tre tầm vông có nhiều công dụng, ứng dụng hữu ích trong cuộc sống của con người điển hình như:

Cây tầm vông chống xói mòn, sạt lở đất khi gặp mưa lớn.

Tre tầm vông được trồng để làm cây cành trang trí hoặc làm cây tre bóng mát cho không gian nhà.

Thân cây tre tầm vông còn được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, làm nhà tre, làm vật liệu xây dựng, làm thang tre,….

Kỹ thuật trồng, chăm sóc tre tầm vông

Kỹ thuật chọn giống và phương pháp nhân giống tre tầm vông

Để có giống tre chất lượng và tăng cao tỷ lệ sống thì bạn nên mua tre trực tiếp tại các vườn ươm hoặc có thể nhân giống tại vườn nếu bạn có kinh nghiệm.

Hiện nay, có 2 phương pháp nhận giống tre tầm vông đó chính là chiết cành, lấy gốc. 

Phương pháp lấy gốc không được nhiều bà con lựa chọn bởi nó chỉ thích hợp với quy mô nhỏ không phù hợp với các quy mô lớn. Hơn nữa, việc nhân giống bằng phương pháp lấy gốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây mẹ. Với kích thước lớn rất khó trong việc vận chuyển đến địa điểm trồng.

Phương pháp nhân giống bằng cách chiết cành là lựa chọn ưu tiên bởi có thể nhân giống với số lượng lớn, không ảnh hưởng cây tầm vông mẹ, dễ thực hiện, dễ vận chuyển, dễ trồng và cây tre tầm vông có tỷ lệ sống cao hơn.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc tre tầm vông
Kỹ thuật trồng, chăm sóc tre tầm vông

Kỹ thuật trồng tre tầm vông

Sau khi nhân giống, bạn cần chuẩn bị vườn ươm và chăm sóc tre tầm vông thật tốt để đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn. Sau 8 tuần thì bạn có thể trồng tầm vông ra vườn.

Mật độ trồng tầm vông là khoảng 500 cây giống trên một ha, bố trí khoảng cách trồng cây tre tầm vông theo 3mx6m. Đào hố, bón phân lót và đặt bầu tre vào trồng.

Cần gỡ lớp vỏ bọc bầu tre trước khi trồng, nệm đất thật chặt vào gốc tre để cho cây được cố định. Sau đó bạn chỉ cần tưới nước và phủ rơm để giữ độ ẩm cho cây tre.

Hy vọng qua bài viết này bạn cũng đã hiểu rõ hơn về cây tầm vông là gì? Nếu bạn có nhu cầu mua bán tầm vông thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline:  0969.215.134

One thought on “Cây tầm vông là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách trồng cây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *