Cây luồng là cây gì? Đặc điểm, ứng dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Đăng ngày 02/02/2024 lúc: 21:13422 lượt xem

Cây luồng là cây gì? Cây luồng có đặc điểm hình thái như thế nào? Cách trồng và chăm sóc cây luồng ra sau? Tất cả sẽ được HTX Tầm Vông Tố Lan giải đáp ngay bài viết bên dưới đây đón xem ngay nhé.

Cây luồng là cây gì?

Cây tre luồng là giống cây thuộc họ nhà tre có kích thước lớn, mọc thành bụi, không có gai. Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro. Đặc biệt, luồng là giống cây có tính bền và dẻo hay được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, thi công nhà tre.
Xem thêm: Mẫu bàn ghế tre quán cà phê chất lượng, giá rẻ

Đặc điểm cây luồng là gì?

Tên khoa học của cây luồng là Dendrocalamusosystemnaceus Munro hay Dendrocalamus barbatus. Thuộc họ Hòa thảo, họ trúc. Cây của loài này thẳng và cao. Chiều cao trung bình từ 13-30m, có cây cao tới 50m. Mỗi lóng dài 10-15cm, đường kính thân 10-14cm, dày thành thân 2-3cm.

Cây tre luồng là một loại tre có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Thường gặp ở các tỉnh Hứa Bình, Thanh Hóa. Đây được coi là loài tre quý ở nước ta và có giá trị kinh tế cao. Vì được trồng nhiều ở tỉnh Thanh Hóa nên đôi khi nó còn được gọi là trúc Thanh Hóa.

Thân cây luồng rất cứng và mềm. Độ cứng của luồng Việt Nam cao nhất thế giới, gấp 5 lần tre Trung Quốc. Nguyên nhân là do các thớ vân của tre lớn hơn rất nhiều so với tre moso. 

Ngoài cây luồng bạn có thể tham khảo thêm một số cây thuộc họ nhà tre như cây tre gai, cây tre tầm vông, cây tre lồ ô

Cây tre luồng
Cây tre luồng

Xem thêm: Tre gai là cây gì

Nếu bạn chưa biết cây luồng và đặc điểm hình thái cây như thế nào thì hãy xem hết bài viết dưới đây của HTX Tầm Vông Tố Lan nhé.

Đặc điểm về hình thái cây tre luồng 

Thân cây luồng

Cây tre luồng trưởng hành sẽ có chiều cao 10 đến 14m, ngọn cong 1m, đường kính thân cây tre luồng 10cm. Lóng luồng có chiều dài khoảng 30cm, vách thân dài 1cm, thân luồng tươi nặng khoảng 37kg. Thân cây mập, tròn đều, thẳng và ít bị cong vênh. Vòng đốt không quá rõ, những đốt ở gốc sẽ mọc rễ. 

Mỗi đốt luồng thường mọc một cành chính và 2 đến 5 cành nhỏ. Gốc cành phình to sẽ có khả năng phát triển thành mầm cây. Chét là cành của cây luồng mọc sát mặt đất giữ phần thân và phần củ.

Xem thêm: Giá bàn ghế tre quán nhậu đẹp nhất 2022

Đặc điểm hình thái cây luồng

Xem thêm: Tìm hiểu cây tre gai, giá bán tre gai giá rẻ

Lá cây tre luồng

cây tre luồng nhỏ, dài giống như mũi giáo, dài 18cm và rộng 1,5cm, mép lá có răng sắc nhỏ nhô ra bên ngoài có thể gây xước tay. Lá luồng non có màu xanh thẫm khi về già lá sẽ ngã sang màu xanh nhạt xuất hiện thêm các chấm nhỏ màu gỉ sắt trên bề mặt lá. 

Mo cây luông

Mo tre luồng có hình dạng giống với mũi giáo, xung quanh bảo phủ một lớp một mịn, hơi lật ngửa-cụp về phía ngoài lá mo. Mo được hình thành bởi măng non và măng phát triển lên cây thì mo sẽ rụng. Măng giai đoạn non sẽ có màu tím nâu, tím hồng, tím đỏ khi trưởng thành sẽ có màu da cam, đỏ hồng. Khi măng tiếp xúc với ánh sáng sẽ có màu xanh vàng hay xanh xám nhạt.

Đặc điểm sinh học cây luồng

Cây luồng rất phù hợp với khí hậu nóng, ẩm, một năm có 2 mùa đó là mùa mưa và mùa nóng và điều kiện khí hậu Việt Nam rất phù hợp để trồng cây luồng. Việt Nam có 2 mùa mưa, nắng, thường từ tháng 4 đến tháng 11 lượng mưa chiếm khoảng 70 đến 80% lượng mưa của một năm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 20 đến 30% lượng mưa của năm. Nhiệt độ của năm sẽ năm 23-24 độ C. Độ ẩm chiếm 70,80%. Lượng mưa trong năm là 1600-2000mm/năm.

Cây tre luồng tập trung ở những nơi có địa hình đồi núi, chân đồi, sườn thoải,… cao dưới 800m so với mặt nước biển. 

Hiện này, luồng chủ yếu được bà con trồng và rất hiếm có luồng tự nhiên. Nó được trồng trong rừng hoặc trồng xung quanh các hộ dân. Những năm đầu khi luồng chưa phát triển bà con có thể trồng xen canh với một số cây nông nghiệp khác như lạc, đậu, ngô, sắn để cung cấp thêm chất đạm cho đất để cây luồng có thể phát triển tốt hơn.

Luồng là loại cây sinh sản vô tính, cây luồng sau khi trưởng thành thì gốc luồng sẽ phát triển ra các măng non thế hệ măng tiếp theo được ra đời.

Đặc điểm sinh học cây tre luồng
Đặc điểm sinh học cây tre luồng

Sự phát triển của cây tre luồng được chia thành 3 thời kỳ chính:

Thời kỳ thứ 1: Măng non của cây luồng phát triển ngầm trong đất. Thời gian phát triển là tháng 9-10 năm trước đến tháng 4-5 năm sau.

Thời kỳ thứ 2: Măng mọc ra khỏi mặt đất và phát triển rất nhanh về chiều cao. Thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm ra măng của cây luồng.

Thời kỳ thứ 3: Thời gian cây luồng phát triển hoàn chỉnh về chiều cao, cành, lá, rễ sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11. Sau giai đoạn này thì luồng có thể phát triển một cách độc đập và có thể tạo ra được thế hệ măng mới.

Luồng 1 đến 2 năm tuổi thì thân sẽ có màu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông trắng mịn, thịt trắng. Luồng 3 đến 4 tuổi thì thân sẽ có màu xanh sẫm. Luồng 5 năm tuổi trở lên được gọi là luồng già, những cây đạt yêu cầu thì có thể khai thác. Tuổi thọ trung bình cây luồng là khoảng 8 đến 10 năm tuổi.

Nơi phân bố cây luồng

Luồng được trồng nhiều nhất ở các vùng ven sông Mã Tỉnh Sơn La. Thanh Hoá được nhắc đến là nơi chuyên cung cấp luồng xuất khẩu vì vậy nhiều người hay còn gọi là cây luồng Thanh Hoá. Hiện tại, HTX Tầm Vông Tố Lan cũng là một trong những đơn vị chuyên cung cấp cây luồng Thanh Hoá

Bên cạnh đó, luồng cũng được trồng nhiều có các tỉnh phía bắc, phía nam Việt Nam. Do tình chất dễ sống, dễ phát triển nên cây luồng trồng ở các địa điểm này cũng phát triển khá tốt.

Nơi phân bố cây luồng
Nơi phân bố cây luồng

Công dụng cây tre luồng

Được biết thân cây tre luồng có chứa rất nhiều  cellulose (54%) cao nhất trong tất cả các loại tre, lignin (22,4%), pentozan (18,8%). Sợi luồng có chiều dài khoảng 2,944mm và chiều rộng khoảng 17,84 µm. Với thành phần hoá học cộng với kích thước sợi luồng, nếu sử dụng để sản xuất giấy thì sẽ cho ra hiệu quả cao và chất lượng tốt.

Độ ẩm cây tre luồng là 838 kg/m3, độ co rút là 0,68, đốt luồng có độ bền là 696 kgf/cm2, lóng có độ bền 2846 kgf/cm. Độ bền của luồng sau khi uốn là 1531 kgf/cm2. 

Bởi cây tre luồng có độ bền rất cao nên thường được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng như làm cột chống, xà đỡ, chèn hầm lò,…Bên cạnh đó, cây tre luồng còn là nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh cho ra các sản phẩm bền, đẹp được nhiều khách hàng ưa chuộng, cây luồng là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, măng luồng non rất ngon, bạn có thể chế biến măng luồng tươi và khô thành nhiều món ngon khác như điển hình như món xào, món kho,…  Hàm lượng dinh dưỡng măng luồng rất cao. Tuy nhiên, luồng chỉ có một mùa trong năm nên giá thành măng luồng sẽ khá đắt. 

Công dụng của cây luồng
Công dụng của cây luồng

Kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng

Kỹ thuật trồng cây tre luồng

Cây tre luồng là giống cây không cần quá nhiều nước, thông thường cây luồng sẽ được trồng ở những vùng đồi núi hoặc đồng bằng. Cách thức trồng cây luồng:

Hiện nay có 3 cách thức trồng cây luồng. Nhưng phương pháp bầu ( chiết) cây luồng mang lại hiệu quả cao nhất và được nhiều người áp dụng phương pháp trồng này.

Tìm hiểu ưu điểm của phương pháp bầu (chiết) cây luồng

  • Tận dụng tối đa lượng cành có trên cây luồng
  • Cành làm giống phải có số tuổi từ 3-10 tuổif
  • Có thể trồng cây luồng quanh năm
  • Cây mẹ khi lấy giống thì vẫn sử dụng bình thường.
Kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng
Kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng

Kỹ thuật phòng sư sâu bệnh và chăm sóc cây luồng

Sau khi cây tre luồng được khoảng 1 năm đến 2 năm tuổi thì bạn nên dọn cỏ cho luồng, chặt bỏ các cây luồng bị hư hoặc cây tre  luồng chậm phát triển.

Cây tre luồng hay mắc bệnh chổi sể và dễ bị sâu ăn măng. Gần đây cây luồng Thanh Hoá còn phát hiện ra một chứng bệnh mới ở luồng đó là bệnh sọc tím. Cần có biện pháp phòng bệnh trước khi lây cho toàn bộ diện tích trồng luồng.

Tưới nước, bón phân thường xuyên cho cây luồng để luồng luôn tồn tại và phát triển tốt.

Kỹ thuật khai thác cây luồng

Có thể tiến hành khai thác luồng khi đã trồng được 5-6 năm. Thời gian khai thác luồng có thể đến 40 năm.

Quy định về khai thác cây luồng

Luân kỳ 1 năm thì không được chặt quá 30% số cây trong khóm.

Luân kỳ 2 năm thì không nên chặt quá 40% số cây trong khóm.

Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi bạn đã hiểu hơn về cây luồng là gì? Cũng như đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc mua bán cây luồng thì có thể tham khảo nhanh tại HTX Tầm Vông Tố Lan.

LIÊN HỆ : 0969.215.134

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *